.
Tịch liêu đông quách ngoại
Bạch thủ nhất tiên sinh
Giải ấn cô cầm tại
Di gia ngũ liễu thành
Tịch dương lâm thủy điếu
Xuân vũ hướng điền canh
Chung nhật không lâm hạ
Hà nhân thức thử tình.
Lưu Trường Khanh
Dịch nghĩa
.
Qua Nơi Ở của Trương Minh Cựu Tri Phủ
.
Ngoài thành đông vắng vẻ
Một vị tiên sinh đầu đã bạc
Từ quan về, còn lại cây đàn
Dời nhà tới năm gốc liễu làm thành
Chiều xuống ra sông câu
Có mưa xuân lo việc đồng áng
Suốt ngày chẳng thiết ra khỏi núi
Nỗi niềm này ai là người biết đâu ?
Dịch thơ
Phía đông quạnh quẽ ngoài thành
Bạc đầu có vị tiên sinh – gỡ gàn
Từ quan còn lại cây đàn
Dời nhà đến ở chung hàng liễu reo
Suối khe câu cá chiều chiều
Chờ mưa xuân đến cấy gieo thuận thời
Núi kia chẳng thiết ngày rời
Nỗi niềm trắc ẩn ai người biết đâu?
.
Anh Dược!
Bài dịch giúp dễ hiểu tinh thần thoái ẩn của Lưu Trường Khanh hơn!
Điệu thơ lục bát dành cho bài này cũng rất hợp!
Hai câu cuối lại hơi khó hiểu anh nhỉ?
Nỗi niềm ấy là gì? Sao lại còn chút vương vấn?
Hai chữ ” gỡ gàn” có lẽ cần chỉnh lại, không rõ ý!
Anh cho ý kiến nhé!
Ái.
ThíchThích
Chào Sư đệ.
Lưu Trường Khanh tự là Văn Phòng. quê Hà Giang, đỗ tiến sĩ thời vua Huyền Tôn. Làm giám sát Ngự sử Kiểm Hiệu Tử bộ Viên Ngoại lang.
Cuộc đời làm quan của họ Lưu thường bị kẽ nịnh dèm pha nên cũng thường bị đưa đi đây đó, sau làm Thứ sử Tùy Châu rồi từ quan.
Thơ họ Lưu đứng vào bậc nhất cuối thời thịnh Đường và nhất là thơ ngũ ngôn.
Một người có phong cách khác người, từ chọn nơi ở, đến cách sinh hoạt không giống ai, thì có thể tạm gọi là “gàn gỡ” chớ sư đệ?
Theo mình nghĩ, một người ẩn dật, lấy thiên nhiên cùng với cây đàn làm vui và không tiếp cận với ai, thì chắc chắn người đó sẽ mang trong lòng nỗi niềm trắc ẩn! Còn sao trắc ẩn? chỉ có tác giả trả lời cho chúng ta thôi. “Hà nhân thức thử tình” Tình này ai là người biết?(còn mình chỉ dịch theo tinh thần của họ Lưu vậy}
Cảm ơn nhiều, tình cảm và sự quan tâm của Sư đệ với mình nhé.
Chúc luôn vui và khỏe.
ThíchThích
Anh Hai ơi,
Nhờ có anh Hai cho thêm thông tin về họ Lưu nên em mới hiểu bài thơ một cách thấu đáo hơn đó. Em cám ơn anh Hai nhiều. 🙂
ThíchThích
Chào anh Hai,
Cứ mỗi lần đọc một bài dịch thơ cổ của anh, em lại có thú vui học hỏi thêm một chút về Hán văn. Em đọc nguyên tác, tự mình suy nghĩ để hiểu ý tứ bài thơ, rồi so sánh lại với phần dịch nghĩa của anh. Nhờ vậy, em cũng vỡ ra nhiều thứ lắm. Cám ơn anh hai nhiều 🙂
Bài dịch quá tuyệt rồi, em không dám có ý kiến đâu.
Tuy nhiên, hai từ “gỡ gàn” là do mình hiểu phong cách của nhà thơ, rồi mình ghép vào bài dịch cho êm tai, đúng vần thôi, chứ “gỡ gàn” không nằm trong nguyên tác. Phải vậy không anh hai?
Tuy nhiên, dịch thơ là làm thơ theo tinh thần nguyên tác, nên có thể phóng bút một chút để hài hòa nhiều mặt. Mình chấp nhận tương đối thôi, phải không anh?
Chúc anh chị và gia đình vui nhiều 😆 😆
ThíchThích
Các em của chị ơi,
Chị thấy từ “gở gàn” của anh Hai mình rất sáng tạo (creative) và cũng diễn tả được sự gàn dở của nhân vật trong bài đó mà. 🙂
Hay hơn nửa là lại vào vần nghe êm tai đúng như Yến đã nói. 🙂
Chị phục anh Hai mình quá xá luôn vậy đó các em ơi ! 🙂
ThíchThích
Phượng ,Yến em
Lần nữa anh cảm ơn sự khích lệ động viên của 2 em, sau này dịch tiếp anh sẽ cố gắng hơn nữa.
Về phần anh thì sau khi dịch xong bài nào rồi, xem lại toàn cục có mạch lạc và sáng ý, sau đó có xuôi và êm tai không ? Nếu đủ những yêu cầu đó thì dùng, còn không thì thôi, chứ không dám đánh giá gì. may sao được mọi người chấp nhận là anh vui lắm rồi. Vì:
Văn chương bất tận niềm hay dỡ
Chữ nghĩa vô cùng nỗi cạn sâu.
Anh luôn cầu mong các em và gia đình an khang, hạnh phúc.
ThíchThích