Nhớ về- Tư quy

.

Trường giang sầu dĩ trệ

Vạn lý niệm tương qui

Huống phúc cao phong vãn

Sơn sơn hoàng diệp phi

.

Vương Bột

.

Dịch nghĩa

.

Trường Giang buồn nghẹn chảy

Vạn dặm nghĩ về nhau

Gió đẩy chiều khuất núi

Lá vàng vẽ ly tao!

.

.

Dịch thơ lục bát

 

Nhớ Về

 

Nỗi buồn nghẹn nước Trường giang

Nghĩ về nhau, dẫu dặm ngàn với nhau

Bóng chiều gió đẩy  xuống mau

Lá vàng vẽ cảnh ly tao trong rừng!

.

Nguyên Vũ

Advertisement

4 bình luận

  1. Anh Hai thương kính,

    Em lại được đọc thơ của anh Hai cùng với các đọc giả hôm nay rồi. Em thích lắm. Vì thơ của anh Hai luôn mang dấu ấn đặc biệt của anh Hai. Em phục nhất là cách dùng từ trong thơ của của anh Hai ! Thí dụ như là cụm từ “nghẹn nước Trường Giang” và “Lá vàng vẽ ly tao”.

    Những cụm từ này đã làm cho em chấn động với nhiều cảm xúc trong hình ảnh.

    Em thực sự vui sướng tự hào về anh Hai của em. Em kính thăm chị. 🙂

    Thích

  2. Anh Dược kính yêu,
    Sáng nay em mới rảnh một chút để lang thang với BMH. Thấy bài này của anh, em giật mình! Biết là mình đã để lỡ nhiều bài hay của anh (và của các tác giả khác trên BMH nữa). Thật tiếc!
    Trong bài này có vài từ (Hán văn) em hiểu chưa thật thấu đáo. Có lẽ để không phiền độc giả, em sẽ gửi thư riêng cho anh để nhờ anh giải thích thêm. Như khi đọc các bài thơ dịch khác của anh, thơ Đường chuyển thể thành lục bát tạo cảm giác thân thuộc và dễ hiểu vô cùng anh Dược ạ.
    Cám ơn anh nhiều vì đã giúp em và độc giả làm quen với nét đẹp thâm thúy của cổ thi. Chúc anh ngày mới thật ấm áp 🙂

    Thích

  3. Anh Dược kính,

    Em được anh uỷ thác chuyện post thơ Đường là em vui nhiều rồi.
    Em thường chăm chút vào những việc sau hậu trường và ít có đủ thời gian bày tỏ trên bài của các tác giả.

    Hình ảnh em chọn cho mỗi bài nói thay cảm nhận của em nghe anh.

    Em xin góp thêm mấy lời dịch khác chỉ để nói rằng bản dịch của anh rất ” đặc sắc ” kiểu riêng Nguyên Vũ

    NGHĨ TRỞ VỀ

    Trường Giang đượm sầu thương,
    Muôn dặm nghĩ về làng.
    Chiều tối gió cao thổi,
    Núi non bay lá vàng.
    (Trần Trọng Kim)

    NGHĨ LÚC TRỞ VỀ

    Trường Giang sầu lắng trong lòng
    Đường xa muôn dặm nhớ mong ngày về
    Chiều buông gió lộng lê thê
    Lá vàng quanh núi bốn bề tung bay
    (Hải Đà)

    Mối sầu lắng xuống Trường Giang,
    Ngày về vẫn nhớ, dẫu ngàn dặm xa.
    Gió lên lồng lộng chiều tà,
    Lá vàng rơi rụng la đà ngàn non.
    (Phụng Hà)

    Trường Giang lắng đọng sầu đau,
    Ở ngoài muôn dặm cầu mau về nhà.
    Huống chi gió lộng chiều tà,
    Lá vàng bay khắp non xa núi gần!
    (Hoàng Giáp Tôn)

    Trường giang sầu lắng đọng,
    Nghìn dặm vẫn mong về.
    Gió chiều tà lồng lộng,
    Lá vàng khắp sơn khê.
    (Cao Nguyên Minh)

    EM CÁM ƠN ANH VÀ CHÚC ANH CHỊ LUÔN AN LẠC

    🙂 😛

    Thích

  4. Chào các em. Phựơng< Huệ, Yến
    Anh rất vui vì được các em hưởng ứng và động viên cái phần việc nan hành mà anh đã chọn .
    Thực ra một bài thơ sống được 1700 năm thì không thể không đánh giá cao được,
    do đó khi chọn dịch cũng phải thả cho hồn mình vào cho ngấm, sau đó tìm một lối ra, đó là ngôn từ và thể thơ.
    Các tác giả mà em Tư bỏ công sưu tâp để tham khảo, thì ai cũng dịch thành công cả, rất có hồn. Tuy nhiên như các em đã biết, đã tả cảnh thì ngữ cảnh phải hợp với tâm trạng trong cảnh đó . Ở đây “Trường Giang sầu dĩ trệ”mà.
    Gió lên lồng lộng chiều tà
    Lá vàng rơi rụng la đà ngàn non
    Phụng Hà
    Huống chi gió lộng chiều tà
    Lá vàng bay khắp non xa núi gần
    Hoàng giáp Tôn

    Thực là những câu tả cảnh rất hay, nhưng không hòa với tâm trạng của người đang buồn khiến sông Trường Giang như ngừng chảy.” Trường Giang sầu dĩ trệ”
    Bài này chính bản thân đề Tư Qui cũng đã làm khó định hướng cách dịch, vì Nghĩ Đường Về thì không thể nói như thế, mà Nghĩ Ngày Về thì lại càng xa với nội dung bài thơ, do đó anh chọn hướng dịch là Nghĩ Về Nhau nên dịch như thế. Ở đây anh không dám (múa rìu) đâu nhé,chỉ dựa cái thần thi người xưa mà cảm lại cho vui thế thôi.
    Nếu bản dịch chọn sai hướng thì anh cũng chỉ mong độc giả tha thứ cho một tấm lòng vậy.
    Chào thân ái.

    Thích

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

Blog Chuyên Anh

Nurturing Language Talents

%d người thích bài này: