Hồi IV
TRAI NĂM THÊ BẢY THIẾP – GÁI CHÍNH CHUYÊN MỘT CHỒNG
Ngẫu hứng thế nào khi tưởng tượng cảnh Vi Tiểu Bảo đuề huề bầu đàn thê tử, tôi lại nhớ đến câu tục ngữ này, dù biết ông tốt số họ Vi kia với dân tộc đồng bào này xem ra chẳng bà con hàng họ!
Gái chính chuyên một chồng!
Những bà vợ của Vi Tiểu Bảo khéo hay lại là những nhi nữ đủ đầy tài năng phẩm hạnh. Mà cái hạnh tuyệt khéo đến là hiếm hoi ở thời nay lại là đức chính chuyên.
Tiêu biểu cho cái đức này là Phương Di.
Phương Di người của Mộc vương phủ, trong một lần tấn công vào cung điện nhà Thanh chẳng may thọ trọng thương, rồi lại may mắn lọt vào tay Vi Tiểu Bảo. Bị họ Vi bức ép ra giá chịu nhận làm bà vợ ruột thì mới ra tay cứu giúp. Phương Di cự tuyệt, nhưng lại bị quận chúa Mộc Kiếm Bình năn nỉ mãi, cuối cùng đành gọi Vi Tiểu Bảo mấy tiếng hảo công công! Chuyện ngỡ như đùa, ngay cả Vi Tiểu Bảo dù mặt dày cũng không coi là thật, vậy mà từ đó Phương Di lại đinh ninh xem mình là người của Vi gia rồi! Sau này nàng thành vợ của Vi tước gia thật.
Những bà vợ khác, mỗi người một hoàn cảnh, không ai giống ai, song bảy đóa đệ nhất danh hoa lần lược rồi cũng về nhà họ Vi hết.
Đường tình của Vi Tiểu Bảo cực tốt.
Trai năm thê bảy thiếp!
Vi Tiểu Bảo mồm mép trơn tuột, lại hạ lưu vô sỉ, cái đức vô sỉ của y hiển hiện rõ nhất khi mà y phát hiện ra người đẹp.
Lần đầu y tiếp xúc với nữ nhi có lẽ là tiểu quận chúa Mộc Kiếm Bình.
Tiểu quận chúa sinh ra khi nhà Minh đã mất, tuy thế lòng tôn sùng của thuộc hạ với vương gia Mộc Anh, đại công thần khai quốc của nhà Minh, vẫn còn sâu đậm. Vì vậy mà quận chúa sống trong sự tôn kính và bảo bọc của các nô bộc trung thành, lòng không bợn bụi trần. Rủi bị Vi Tiểu Bảo lừa phải chấp thuận làm bà vợ bé, lại thọ ơn cứu mạng của vị công công kì quặc này nên đem lòng trung trinh bất nhị trao gửi, về sau làm vợ y. Gã con không cha vậy là kể như ăn hiếp được nhà Mộc vương phủ!
Người mà Vi Tiểu Bảo si mê nhất trong số các bà vợ ruột có lẽ là Trần A Kha, đệ tử Cửu Nạn, con gái Trần Viên Viên và Lí Tự Thành., cũng tại cái cửa ngõ đầy tai ách này, Vi Tiểu Bảo chịu trăm ngàn khổ nhục, mà cũng thể hiện được tấm chân tình của y. Y một lòng một dạ nhận A Kha làm vợ ruột, lừa sư phụ Trừng Quan bắt nhốt A Kha trong chùa, dập đầu lạy Cửu Nạn là sư phụ để kề cận A Kha. Đổi lại y được đền đáp những gì? Bị A Kha đuổi đánh, dọa chém đầu, lại bị A Kha một lòng một dạ theo Trịnh Khắc Sảng làm y bẻ mặt, thậm chí còn bắt y đi giải cứu Trịnh công tử, Vi Tiểu Bảo đành ngậm ngải mà làm vừa lòng người đẹp A Kha. Khéo hay cơ trời sắp đặt, cuối cùng A Kha cũng làm vợ đẻ con cho nhà họ Vi. Thêm một chiếc lá ngọc rời cành vàng rớt nhằm giếng nước đục!
Trong số các bà vợ chỉ có một bà trị được y là công chúa Kiến Ninh, em vua Khang Hy. Công chúa từ nhỏ trong cung cấm không ai bầu bạn, nên vừa gặp gã thái giám giã Vi Tiểu Bảo liền thân thích si mê, rồi trăm phương nghìn kế mà chăng bẫy, được cái họ Vi cũng dễ tính nên dễ dàng ngã ào vào chiếc bẫy của công chúa,. Họ có một con gái là Tiểu Song Song.
Lãng mạn nhất là sự gặp gỡ với Tăng Nhu, đẹ tử phái Vương Ốc, y hốt trọn ổ bọn đệ tử phái Vương Ốc, trong đó có Tăng Nhu, rồi thay vì chém đầu hết thảy, y lại bày trò gieo xúc xắc quyết định thắng thua rồi giở trò ma chịu thua mà thả hết mà binh lính dưới quyền không hay biết. Đổi laị y được nắm tay Tăng Nhu một cái, bóp bóp, cái này thì y phải kiếm chác! Sính lễ để vừa lòng cô gái là mười mấy mạng người, kể ra Vi Tước gia cũng chơi bời đáo để!
Cái cơ duyên xảo hợp nhất trong đường tình của Vi Tiểu Bảo là bận y bị Hồng giáo chủ bao vây ở kỹ viện Dương Châu. May y dùng kế hạ mông hãn dược ( thuốc mê) vào rượu, hạ được phe Hồng giáo chủ, lại hốt trọn một bầy đàn tay chân gồm những nữ nhi xinh xắn trong đó có cả Hồng phu nhân, Phương Di, Mộc Kiếm Bình, rủi thay trong số nạn nhân có cả A Kha. Y thoát đại nạn, nhìn ngắm các người đẹp, máu luông tuồng lại nổi lên, liền bế tất cả lên giường, hát bài Thập bát mô , bài hát thịnh hành ở chốn lầu xanh. Sau chuyến này các cô gái xem như bị đóng dấu đỏ của Vi phủ!
Chuyện nam nữ lăng nhăng của Vi Tước gia lê thê từ khi họ Vi trở thành vị thái giám sủng ái nhất của Khang Hy mãi đến hồi cuối khi y dắt bảy bà vợ đi ở ẩn, tạm tóm tắt bằng vài dòng như thế.
Giờ điểm lại danh tính như sau: Tô Thuyên nguyên là vợ Hồng An Thông, giáo chủ Thần Long giáo, Song Nhi nguyên là a hoàn nhà Trang gia, Phương Di, Mộc Kiếm Bình người nhà Mộc vương phủ, Tăng Nhu đệ tử phái Vương ốc, A Kha con gái Trần Viên Viên, và công chúa Kiến Ninh.
Vậy là song song với thành tựu về chính trị của Khang Hy, Vi Tiểu Bảo cũng đại công cáo thành trong sự nghiệp thu phục những người đẹp. Có ý kiến cho rằng hình ảnh gia đình Vi Tiểu Bảo đuề huề chính là ẩn dụ về cục diện chính trị Trung Hoa, cuối cùng thì mọi phe phái chính trị bị dẹp bỏ, đều sống chung một mái nhà. Ý kiến này càng thuyết phục nếu chúng ta để ý đến xuất thân của các bà vợ Vi Tiểu Bảo, mỗi người một thành phần, một môn phái đại diện cho những xu hướng chính trị khác nhau ở Trung Quốc vào đầu đời Thanh.
Ngẫm vậy không sai, song e rằng nghiêm túc quá! Mà giọng điệu chủ đạo của Kim Dung khi viết về Vi Tước gia và các bà vợ cơ bản là nhạo cợt. Nhạo cợt nhất là khi để cho họ Vi hát bài “ Thập bát mô” ở kĩ viện mà chiếm được A Kha và Tô Thuyên, cả Phương Di nữa! Còn cô công chúa Kiến Ninh không có cái phước dân dã mà vào được kĩ viện nên sau này cứ nằng nặc đòi Vi Tiểu Bảo đưa mình vào kĩ viện …cho vui!
Cuối truyện là cảnh Vi Tiểu Bảo đưa bảy bà vợ về ra mắt Vi Xuân Phương. Vi Xuân Phương cứ nhìn mặt từng cô dâu một mà bình phẩm về nhan sắc bằng cái giọng của một kĩ nữ có nghề! Vậy có thể kết luận rằng khởi đầu và kết thúc cho hạnh phúc của đại gia Vi đều là kĩ viện cả. Thế thì nếu xem hình ảnh này đại diện cho cục diện chính trị Trung Hoa thời bấy giờ thì tiện thể cũng nên hiểu thêm về ngầm ý của Kim Dung nữa. Vậy câu chuyện thê thiếp bầy đàn kia có ngụ ý gì?
Kim Dung khởi viết tiểu thuyết võ hiệp khi đã rời đại lục mà sống ở Hồng Kông. Năm 1950 gia đình cha mẹ ông bị đem ra đấu tố trong cải cách ruộng đất, từ đó ông mất liên lạc với quê nhà. Trong hoàn cảnh ấy, chắc hẳn trong lòng tiểu thuyết gia ôm nhiều phiền muộn chán chường, nhất là chán ngán cái trò chính trị nhiều rối ren ma mị. Có phải vậy chăng mà những nhân vật chính trị trong tiểu thuyết của ông phần lớn là kém phẩm hạnh. Riêng trong Lộc Đỉnh ký thì câu chuyện chính kiến với mấy trò cờ bạc hay cái hứng mua vui ở kĩ viện nào có khác gì nhau! Vậy nên nhất thiết phải mời cho kì được các gương mặt đại diện về Dương Châu cho Vi Xuân Phương ngã giá!
Và cái kết có hậu của trường thiên tiểu thuyết này thoáng một nhếch mép mai mỉa.
Người kể chuyện cũng nhân chuyện mà cảm khái:
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này!
Filed under: Chưa phân loại | Tagged: Giới Thiệu Sách, Giới thiệu sách, Tản mạn, Tản mạn, Văn hoá, Văn hoá |
Chị Huệ kính yêu!
Em đã tâm tình hết tâm tư của em về một bộ sách mà em đã đọc, em cảm ơn CHỊ YÊU nhiều lắm vì biết chị phải lo nhiều mà vẫn giành cho em những tấm hình thật đẹp! Chị ơi! YÊU chị vô cùng, em hứa sẽ học theo chị để cho nhiều hơn là nhận!
Em của chị đây mà:
Ái!
ThíchThích
Chào anh Sáu! Mấy hôm nay Út bận quá, chừ mới được nghe anh Tấn Ái kể chuyện đậy! Hay quá anh Tấn Ái ha! Chị Huệ mình tìm hình thì tuyệt vời rồi, mà lâu nay ai cũng nói chị Huệ luôn ưu tiên cho anh Tấn Ái về khoản tìm hình mà! Hiii
Chúc anh Sáu vui nha! Út đi đọc hồi cuối đây! Sao mà nhanh hết vậy anh?
ThíchThích
Hồi kết này của Ái đã nhấn mạnh đến cái mỉa mai của Kim Dung về xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ qủa thật không sai.
Đạt xin góp thêm ý như thế này:
Chủ ý của Kim Dung khi viết bộ Lộc Đỉnh Ký không hề nghĩ đến vấn đề thương mại – nhân vật Vi Tiểu Bảo được viết trong bối cảnh hổn loạn chính trị và xã hội Trung Hoa ở trong thời kỳ 10 năm của Cách Mạng Văn Hóa (1966 -1976) – ông viết về người Trung Hoa qua nhân vật Vi Tiểu Bảo, một nhân vật thoáng đọc thì mang một tính diễu cợt, nhưng Đạt lại cho rằng trong cái giểu cợt đó vẩn mang một ý nghĩa to lớn hơn:
Phải sống – dù bất cứ hình thức nào, thấp hèn hay cao sang, chung chạ văn hóa, xung đột quyền lực chính trị…người Trung Hoa vẩn phải sống.
Trần Viên Viên bị buôn bán trên tay của những quyền lực, vẩn phải sống.
Phải gian trá, mưu mẹo để sống như Vi Tiểu Bảo mà vẩn “ráng” giữ được phong cách lãng tử hay rất quân tử Tàu của người Trung Hoa chỉ để mà sống còn.
Những sự kiện này nhân dân Trung Hoa đã phải đối phó suốt 10 năm trời của cái gọi là ” Đại Cách Mạng Văn Hóa”. Nguyện vọng chính của Kim Dung thật đơn giản, nhân dân luôn mong được sống bình an, mong hoà giải các nguồn tư tưởng, văn hóa, con người ( thể hiện qua bảy bà vợ) của Vi Tiểu Bảo cho dù người cai trị đó là ai qua câu trích của Đặng Tiểu Bình:
“Mèo trắng mèo đen không thành vấn đề, miễn bắt được chuột là mèo tốt”
Trong các bộ tiểu thuyết của Kim Dung, Đạt nhìn được nhiều cái thật về con người hơn là những ảo tưởng khác chỉ có trong “tiểu thuyết” Kim Dung.
Đạt không chấp nhận một lối sống như Vi Tiểu Bảo.
Nhưng tư tưởng phải “sống” là cái mà chúng ta nên chiêm nghiệm vì
“Còn nước còn tác”
vẩn có hy vọng hơn là
“Thà chết vinh còn hơn sống nhục” đồng nghĩa với sự lẩn trốn.
Cách đây vài ngày Phạm Vũ Như Thảo đã dịch một câu thật hay chó chúng ta:
Khi đối mặt với thử thách, hãy tìm kiếm một lối đi, chứ không phải là một lối thoát.
Ái đã chọn Lộc Đỉnh Ký từ trong nhiều tiểu thuyết của Kim Dung để viết, Ái cũng có dụng ý này chăng?
Thân
Phạm Lưu Đạt
ThíchThích
Chị Huệ ơi, phần phản hồi trước em đánh sai chữ một cách tệ hại, nhờ chị xóa giùm – ;(
……
Hồi kết này của Ái đã nhấn mạnh đến cái mỉa mai của Kim Dung về xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ qủa thật không sai.
Đạt xin góp thêm ý như thế này:
Chủ ý của Kim Dung khi viết bộ Lộc Đỉnh Ký không hề nghĩ đến vấn đề thương mại – nhân vật Vi Tiểu Bảo được viết trong bối cảnh hổn loạn chính trị và xã hội Trung Hoa ở trong thời kỳ 10 năm của Cách Mạng Văn Hóa (1966 -1976) – ông viết về người Trung Hoa qua nhân vật Vi Tiểu Bảo, một nhân vật thoáng đọc thì mang một tính giễu cợt, nhưng Đạt lại cho rằng trong cái giễu cợt đó vẩn mang một ý nghĩa to lớn hơn:
Phải sống – dù bất cứ hình thức nào, thấp hèn hay cao sang, chung chạ văn hóa, xung đột quyền lực chính trị…người Trung Hoa vẩn phải sống.
Trần Viên Viên bị buôn bán trên tay của những quyền lực, vẩn phải sống.
Phải gian trá, mưu mẹo để sống như Vi Tiểu Bảo mà vẩn “ráng” giữ được phong cách lãng tử hay rất quân tử Tàu của người Trung Hoa chỉ để mà sống còn.
Những sự kiện này nhân dân Trung Hoa đã phải đối phó suốt 10 năm trời của cái gọi là ” Đại Cách Mạng Văn Hóa”. Nguyện vọng chính của Kim Dung thật đơn giản, nhân dân luôn mong được sống bình an, mong hoà giải các nguồn tư tưởng, văn hóa, con người ( thể hiện qua bảy bà vợ) của Vi Tiểu Bảo cho dù người cai trị đó là ai qua câu trích của Đặng Tiểu Bình:
“Mèo trắng mèo đen không thành vấn đề, miễn bắt được chuột là mèo tốt”
Trong các bộ tiểu thuyết của Kim Dung, Đạt nhìn được nhiều cái thật về con người hơn là những ảo tưởng khác chỉ có trong “tiểu thuyết” Kim Dung.
Đạt không chấp nhận một lối sống như Vi Tiểu Bảo.
Nhưng tư tưởng phải “sống” là cái mà chúng ta nên chiêm nghiệm vì
“Còn nước còn tác”
vẩn có hy vọng hơn là
“Thà chết vinh còn hơn sống nhục” đồng nghĩa với sự lẩn trốn.
Cách đây vài ngày Phạm Vũ Như Thảo đã dịch một câu thật hay cho chúng ta:
Khi đối mặt với thử thách, hãy tìm kiếm một lối đi, chứ không phải là một lối thoát.
Ái đã chọn Lộc Đỉnh Ký từ trong nhiều tiểu thuyết của Kim Dung để viết, Ái cũng có dụng ý này chăng?
Thân
Phạm Lưu Đạt
Trả lời
ThíchThích
Chúc mừng Ái đã hoàn thành một công trình rất ý nghĩa. Võ nghệ cao cường thì lo gì đất dụng, hãy tiếp tục Ái nhé!
ThíchThích
Anh Đạt kính mến!
Ái vừa bận bịu một thời gian, giờ đọc trao đổi của anh, Ái đồng quan điểm với anh:
Phải gian trá, mưu mẹo để sống như Vi Tiểu Bảo mà vẩn “ráng” giữ được phong cách… chỉ để mà sống còn
Ý Kiến:
Đạt không chấp nhận một lối sống như Vi Tiểu Bảo.
Nhưng tư tưởng phải “sống” là cái mà chúng ta nên chiêm nghiệm vì
“Còn nước còn tát”
vẩn có hy vọng hơn là
“Thà chết vinh còn hơn sống nhục” đồng nghĩa với sự lẩn trốn.
Thì nhất trí thôi!
Vi là nhân vật bát toàn do hoàn cảnh mà, đọc để chiêm nghiệm mà vươn lên trên hoàn cảnh!
Ái vui lắm với những trao đổi hết mình của anh!
Ái.
ThíchThích
Tư tưởng anh em mình trao đổi sẽ không như nhìn từ bên này trang, xuyên qua giấy đến bên kia trang, mờ mờ ảo ảo. Anh em mình phải như tờ giấy một mặt nhìn thông suốt từ đầu đến đuôi mới thỏa chí đó Ái ơi.
Hẹn gặp lại sau
Đạt
ThíchThích
Út Tâm đọc có chi vui thì nói chuyện với anh nghe!
ThíchThích
Thầy Thống!
Thầy bao giờ cũng vậy, luôn biết động viên và nâng đỡ mọi người, riêng với Ái lại càng nhiều ưu ái!
Cảm ơn thầy Thống nhiều lắm!
ThíchThích
Cám ơn Ái cho loạt bài nhiều ý nghĩa. Chị chúc mừng Ái đã hoàn thành ! 🙂
ThíchThích